• Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá TP.HCM –Trần Đình Huấn: "Quyết tâm xây dựng bóng đá TP.HCM từ gốc"
    08:28 | 13/09/2013

    Ông Trần Đình Huấn – Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá TP.HCM (HFF) khẳng định: “Bóng đá thành phố sẽ quyết tâm làm lại và xây dựng từ gốc. Các lứa cầu thủ U11 đến U15 sẽ được đào tạo bài bản. Không chỉ vậy, bóng đá học đường sẽ còn được phát triển mạnh trên địa bàn. Đây chính là yếu tố tiên quyết để thúc đẩy, phát triển bóng đá chuyên nghiệp”.

    Ông Trần Đình Huấn

    Ông Trần Đình Huấn

    -Ông có nhận xét gì về sự phát triển của bóng đá trẻ TP.HCM trong thời gian qua thưa ông?.

    Sự thật là trong những năm qua bóng đá trẻ thành phố vẫn chưa phát huy một cách hiệu quả nhất. Ở các giải đấu trong nước, bóng đá trẻ TP.HCM vẫn chưa đạt hiệu quả tốt, một phần vì không thể cạnh tranh với các đội bóng các lò đào tạo, học viện bóng đá được đào tạo chuyên nghiệp ở Việt Nam. Hơn nữa, HFF mới ra mắt và hoạt động lại chưa đầy một năm, nhưng với mục đích và quyết tâm làm bóng đá từ gốc, chú trọng đầu tư vào thế hệ trẻ, bóng đá học đường, tôi tin rằng đây sẽ là bước đi đúng đắn.

    -Việc đào tạo phát triển bóng đá trẻ thành phố, theo ông có những thuận lợi và khó khăn gì?.

    Việc đào tạo bóng đá trẻ TP.HCM rất khác với những địa phương khác, do tâm lý phụ huynh các em luôn mong muốn con em mình vừa phát triển về trình độ văn hóa, vừa phát huy được đam mê chơi bóng. Bởi vậy, nếu không có cơ sở vật chất đầy đủ sẽ rất khó để giữ chân được các em. Như chúng ta đã biết, bên ngoài có rất nhiều các trung tâm, lò đào tạo, học viện tốt hỗ trợ đầy đủ các em về mọi mặt. Vì thế, để có được những thế hệ trẻ tốt nhất cho bóng đá TP.HCM cũng không phải chuyện dễ dàng.

    -Ông có thể chia sẻ ngắn gọn về quy trình đào tạo bóng đá trẻ của TP.HCM?.

    Chúng tôi đào tạo hình thành 10 điểm vệ tinh trên địa bàn quận huyện trong thành phố. Trong đó chú trọng các lớp từ U11 – U15, (tuyến U11 sẽ được chắt lọc từ lứa U8, U9 và U10). Từ tuyến U11 đến dưới lứa tuổi U15 sẽ được đào tạo tuyến tập trung với 50 em. Trong số 50 em này sẽ tiếp tục được chắt lọc lấy hơn 20 em lên tập trung từ tuyến U15 đến U19. Trong số hơn 20 em này sẽ vừa được học văn hóa vừa được tập luyện về chuyên môn ngay tại sân Thống Nhất. Số còn lại sẽ được dự bị ở trung tâm đào tạo Hoa Lư. Với mô hình này chúng tôi tin rằng thành phố sẽ có lực lượng cầu thủ trẻ đáp ứng được khát vọng của người hâm mộ.

    Rút kinh nghiệm từ vết xe đổ của N.Sài Gòn và XMXT Sài Gòn!.

    -Bóng đá chuyên nghiệp TP.HCM trong vài năm trở lại đây, đang đi theo chiều hướng ngược. Vậy theo ông đâu là nguyên nhân chính dẫn đến hệ quả này?.

    Việc để các CLB hoạt động độc lập đã tạo điều khe hở để Lãnh đạo đội bóng có thể tự quyết về số phận do đội bóng họ quản lý. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp, ông bầu còn máu bóng đá thì họ còn làm, khi niềm đam mê ấy không còn và bóng đá không có lợi thì họ nghĩ chơi cũng là chuyện dễ hiểu. Nhiều nguyên nhân dẫn đến hai đội bóng thành phố bỏ cuộc, nhưng theo tôi vẫn là hoàn cảnh kinh tế khó khăn, việc chỉ biết chi tiền để làm bóng đá mà không có nguồn thu khiến doanh nghiệp ông bầu điêu đứng.

    -Lãnh đạo bóng đá thành phố nhìn thấy gì từ vết xe đổ của N.Sài Gòn và XMXT Sài Gòn?.

    Chắc chắn đây sẽ là bài học cho bóng đá thành phố khi dựa quá nhiều vào doanh nghiệp để doanh nghiệp quyết định tất cả. Tất nhiên làm bóng đá phải có “mạnh thường quân” nhưng không phải cái kiểu họ thích thì hôm nay nói chơi, ngày mai nói nghĩ. Trong thời gian tới Lãnh đạo thành phố sẽ họp bàn, quyết định về đội bóng mới lên hạng CLB TP.HCM.

    -Mới đây CLB TP.HCM đã có thành tích trở lại Hạng nhất, vậy hướng đi của đội bóng là gì thưa ông?.

    CLB TP.HCM  đã có lễ tổng kết vào ngày 8-9, và đã báo cáo cụ thể thành tích của đội khi đội thăng Hạng nhất. Qua đó Lãnh đạo bóng đá của Liên đoàn, Sở VHTT&DL sẽ tìm phương án tốt nhất để CLB TP.HCM hoạt động trong mùa bóng tới.

    -Theo ông đâu là phương pháp tốt nhất để bóng đá thành phố lấy lại hình ảnh của mình trong mắt người hâm mộ?.

    Chỉ có làm bóng đá từ gốc, xây dựng một hệ thống vận động viên trẻ đảm bảo cho kế hoạch lâu dài. Bởi vậy, nếu chúng muốn xây dựng một đội bóng thực sự là của người hâm mộ cần có một thời gian nhất định. Chắc chắn làm bóng đá cần phải có nguồn tài chính, để tìm một nhà tài trợ biết xây dựng thương hiệu và đặt lợi ích của người hâm bóng đá thành phố lên trên hết, chỉ có vậy bóng đá thành phố mới thực sự lấy lại được hình ảnh của mình.

    – Mỗi khi thành phố có một đội bóng mới lại xuất hiện một hội cổ viên mới. Liệu CLB bóng đá TP.HCM có phải là sản phẩm của những hội cổ viên trên không thưa ông?.

    Tôi tin rằng bóng đá TP.HCM vẫn còn có những cổ động viên trung thành, những người luôn cháy hết mình vì bóng đá thành phố. Bất cứ một đội bóng nào, một doanh nghiệp nào đầu tư vào bóng đá cũng cần có thành tích. Tuy nhiên, để người hâm mộ là thứ tài sản quý nhất của đội bóng thì không phải điều dễ dàng. Chúng tôi đang làm tất cả để xây dựng một CLB TP.HCM như vậy.

    Xin cảm ơn ông!.

    Đình Viên

Chân dung người nổi tiếng
  • HLV Lê Huỳnh Đức
    Lê Huỳnh Đức được xem là huyền thoại số 1 của đội tuyển quốc gia Việt Nam. Hiện đang là huấn luyện viên trưởng của SHB. Da Nang.
  • HLV Alex Ferguson
    Sir Alex nghỉ hưu vào cuối mùa giải 2012-2013. Trong suốt 27 năm cầm quân tại Old Trafford Sir Alex đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lối chơi và thành công của Quỷ Đỏ.
  • Tiền đạo Lê Công Vinh
    Tiền đạo Lê Công Vinh hiện đang thi đấu cho SLNA
  • Lionel Messi
    Lionel Messi trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong 1 năm với 91 bàn thắng trong năm 2012.
Quảng Cáo
  • Công ty TNHH & TM Thái Sơn Bắc
  • Milo
  •  CLB Thai Sơn Nam
  • vff
  • Công ty Cổ phần Cáp điện và hệ thống LS-VINA
  • Công ty cổ phần thể thao Động Lực
  • Công ty TNHH & TM Thái Sơn Nam
  • Sài Gòn FC