• Châu Âu cần khẩn trương copy mô hình của Bundesliga
    13:42 | 06/05/2013

    Bóng đá Anh và Đức là 2 trường phái riêng biệt và các CLB của 2 quốc gia cũng có những nét không thể trộn lẫn với nhau. Người Anh vỗ ngực khoe khoang rằng mình có giải đấu hấp dẫn nhất châu Âu nếu không nói là cả thế giới. Không sai. Nhưng nhìn rộng hơn, Premier League nói riêng và các giải đấu lân cận nói chung liệu có bao nhiêu đội làm ăn có lãi, hoặc biết cách tự sản tự tiêu?

    Bayern là hình mẫu tiêu biểu của CLB đảm bảo cả chuyên môn lẫn kinh tế

    Bayern là hình mẫu tiêu biểu của CLB đảm bảo cả chuyên môn lẫn kinh tế

    Về khía cạnh kinh tế, Bundesliga lại càng là giải đấu mà mọi nền bóng đá khác nên nhìn vào học tập. Ở Anh, Chelsea và Man City được sở hữu bởi các ông chủ lắm tiền nhiều của. Họ có khả năng chi tiêu mà không cần nghĩ đến số tiền bỏ ra có xứng với mục tiêu đặt ra hay không, hoặc nó ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của CLB. Theo thống kê, Chelsea lỗ tới gần 82 triệu euro ở mùa giải năm ngoái, trong khi đội bóng lớn nhất nước Đức – Bayern dù vẫn quăng tiền vào TTCN song vẫn để ra được 1,65 triệu euro.

    Luật kinh tế dành cho các đội bóng ở Bundesliga không bao giờ để xảy ra tình trạng lạm chi dẫn đến tuyên bố phá sản như Portsmouth hồi năm 2010. Nếu không có sự bảo trợ của Roman Abramovich và giới chủ Ả rập, những Chelsea và Man City chắc hẳn đã mất tích khỏi bản đồ bóng đá từ lâu.  Ở Bundesliga, người ta tính toán từng xu, đó không hẳn là chắt bóp hay keo kiệt, đơn giản họ không muốn “đi tắt”, đồng thời tránh sự phân hóa quá lớn giữa các đội bóng lớn (Dortmund, Bayern…) và nhỏ (Frankfurt, Mainz…).

    Dortmund luôn được hậu thuẫn bằng lượng fan khổng lồ

    Dortmund luôn được hậu thuẫn bằng lượng fan khổng lồ

    Bundesliga mang tiếng là kém tính cạnh tranh, ấy vậy mà Sky vẫn đổ cả đống tiền vào để mua bằng được bản quyền truyền hình. Đơn giản, người hâm mộ ở đây xem bóng đá bằng niềm đam mê (8-10 triệu CĐV theo dõi qua truyền hình mỗi vòng, chưa kể đến sân), các sân bóng luôn chật kín người và cầu thủ chiếm phần đông là người bản xứ. Về phía các CLB, họ sử dụng tiền BQTH, tiền quảng cáo để phát triển nội lực, ví như đầu tư mạnh vào thế hệ trẻ, để rồi sản sinh ra những thế hệ ngôi sao bản địa, thay vì đặt kỳ vọng vào các cầu thủ nước ngoài (khởi nguồn thành công của ĐT Đức). Đó là lý do Sky phải tăng chi phí mua bản quyền từ 250 triệu euro lên thành 486 triệu euro cho gói mới nhất.

    Người Đức biết cách kiếm tiền và biết cách xài tiền hơn bất kỳ ai khác. Nhờ 1,4 tỷ euro tài trợ của Sky, giới chức trách Đức đã có tiền để nâng cấp các sân vận động phục vụ cho World Cup 2006. Sau khi giải đấu kết thúc, các đội bóng sử dụng các sân bóng này có thể tăng thêm doanh thu trong những ngày có các trận cầu đinh. Tại Anh, nơi các đội bóng sở hữu cơ sở vật chất của riêng họ không hề nhận được bất cứ sự trợ giúp nào từ giới chức địa phương.

    Quan hệ thương mại của các đội bóng Đức với các doanh nghiệp địa phương tốt hơn hẳn so với các đồng nghiệp ở Anh, Tây Ban Nha hoặc Pháp. Họ không bao giờ từ chối cơ hội hợp tác với các đối tác tài trợ địa phương và luôn sẵn sàng nhận sự bảo trợ dưới mọi hình thức.

    Bayern "bạo chi" nhưng vẫn có lãi

    Bayern “bạo chi” nhưng vẫn có lãi

    Về mặt kiểm soát chi phí, chỉ có Đức và Pháp yêu cầu giám sát các hạng mục tài chính để đảm bảo các CLB chi không vượt quá khả năng trả của mình. Bundesliga và Ligue 1 cũng là hai giải đấu không hề e ngại dự luật công bằng tài chính mà UEFA sẽ áp dụng kể từ mùa tới. Điều này hoàn toàn trái ngược với Premier League, nơi các CLB luôn tìm cách chơi tiểu xảo hòng lách luật và giả mù trước “vết xe đổ” Portsmouth.

    Ở Bundesliga, những người có trách nhiệm đã đưa ra quy định ngăn không có một cá nhân hoặc một tổ chức sở hữu quá 49% đội bóng. Đó được xem là một biện pháp tự vệ trong bối cảnh nền tài chính bóng đá đang bị lũng loạn bởi các ông chủ lắm tiền, không có chiến lược đầu tư và coi CLB là thứ đồ chơi mặc sức thao túng.

    Hạn chế lớn nhất mà các giải đấu lớn ở châu Âu chưa thể giải quyết thấu đáo là việc chia sẻ lợi nhuận, trong đó bao gồm lương thưởng của cầu thủ và chi phí hoạt động. Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc khống chế lương trần của các vận động viên. Song điều này quả là không tưởng đối với các đội bóng châu Âu, nơi mà tiền là phương tiện tốt nhất để bạn có được những ngôi sao mình mong muốn hoặc giải tỏa nỗi niềm khó nói của các cầu thủ chủ chốt.

    Đứng trên nhiều khía cạnh, Bundesliga vẫn được xem là một giải đấu có chỉ số an toàn cao (ít nhất là đến thời điểm hiện tại) và đáng được xem là mô hình tiêu biểu để noi theo. Thành công đến với một đội bóng có nền tảng vững mạnh bao giờ cũng lớn hơn so với những đối tượng lạm dụng tài chính.

    Theo Bongda+

     

     

     

Chân dung người nổi tiếng
  • HLV Lê Huỳnh Đức
    Lê Huỳnh Đức được xem là huyền thoại số 1 của đội tuyển quốc gia Việt Nam. Hiện đang là huấn luyện viên trưởng của SHB. Da Nang.
  • HLV Alex Ferguson
    Sir Alex nghỉ hưu vào cuối mùa giải 2012-2013. Trong suốt 27 năm cầm quân tại Old Trafford Sir Alex đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lối chơi và thành công của Quỷ Đỏ.
  • Tiền đạo Lê Công Vinh
    Tiền đạo Lê Công Vinh hiện đang thi đấu cho SLNA
  • Lionel Messi
    Lionel Messi trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong 1 năm với 91 bàn thắng trong năm 2012.
Quảng Cáo
  • Công ty TNHH & TM Thái Sơn Bắc
  • Milo
  •  CLB Thai Sơn Nam
  • vff
  • Công ty Cổ phần Cáp điện và hệ thống LS-VINA
  • Công ty cổ phần thể thao Động Lực
  • Công ty TNHH & TM Thái Sơn Nam
  • Sài Gòn FC